Bối cảnh, nguyên nhân, động cơ Thập_tự_chinh

Khoảng thế kỷ thứ VII, những người đứng đầu đạo Hồi tiến hành các cuộc trường chinh xâm chiếm các vùng đất mới. Từ năm 660 đến năm 710, các giáo sĩ Hồi giáo đã chiếm được một lãnh thổ rộng lớn ở Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kỳ. Đến năm 720, những kỵ binh Hồi giáo chiếm Tây Ban Nha rồi thọc sâu vào đến tận lãnh thổ Pháp; từ năm 830 đến năm 976 Sicilia và miền nam Ý rơi vào tay người Hồi giáo. Lúc này, những đoàn hành hương của tín đồ Kitô giáo về các miền Đất Thánh mà trong đó Palestine là nơi thiêng liêng nhất bắt đầu phổ biến từ thế kỷ IV và đến thế kỷ XI đã trở nên rất thịnh hành. Người Thổ Seljuk Hồi giáo không cố ý ngăn cản những đoàn hành hương nhưng họ thu rất nhiều loại thuế, phí gây ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng Kitô giáo[cần dẫn nguồn].

Cũng sang thế kỷ XI, Đế quốc Byzantine (Đế quốc Đông La Mã) chỉ còn lại một vài vùng đất ở châu Âu. Lúc này, nguy cơ người Hồi giáo tràn sang phía Tây đã hiện hữu đối với người Kitô giáo đặc biệt là sau khi quân đội Seljuk đánh bại quân Byzantine trong trận Manzikert năm 1071 và bắt được cả hoàng đế Romanus IV thì con đường tiến về Constantinopolis đã được khai thông. Suleyman, một thủ lĩnh người Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh của ông thậm chí còn định cư ngay tại Niacea, chỉ cách Constantinopolis vài dặm. Để giành lại các vùng đất đã mất ở Tiểu Á, Hoàng đế Byzantine kêu gọi sự giúp đỡ từ phía Tây nhưng không có kết quả. Sau đó, họ kêu gọi sự giúp đỡ từ Giáo hoàng và để đổi lại, họ hứa sẽ xóa bỏ sự phân ly giữa Chính thống giáo Đông phươngGiáo hội Công giáo Rôma xảy ra năm 1054. Ngày 27 tháng 11 năm 1095 tại Hội nghị giám mục, Giáo hoàng Urban II (tại vị 1088-1099) kêu gọi các hiệp sĩ, hoàng tử phương Tây và tín đồ Kitô giáo đến giúp đỡ tín hữu Kitô giáo phương Đông đồng thời giành lại những vùng Đất Thánh đã mất.

Mặc dù những cuộc thánh chiến mang đậm màu sắc tôn giáo, nhưng giới sử học cho rằng bên trong nó còn có các động cơ kinh tế, chính trị, xã hội:

  • Tôn giáo: việc thánh chiến để bảo vệ và lấy lại những vùng đất của người Kitô giáo được hậu thuẫn bởi thay đổi quan trọng trong phong trào cải cách Giáo hội đang diễn ra. Trước khi Giáo hoàng Urban II phát ra lời kêu gọi, quan niệm Chúa sẽ thưởng công cho những ai chiến đấu vì chính nghĩa đã rất thịnh hành. Công cuộc cải cách của Giáo hội đã dẫn đến một thay đổi quan trọng: chính nghĩa là không chỉ là chịu đựng tội lỗi trong thế giới mà phải là cố gắng chỉnh sửa chúng.[7]. Các đạo quân thập tự chinh là tiêu biểu cho tinh thần ấy trong giai đoạn Giáo hội đang cải tổ mạnh mẽ.
  • Kinh tế, chính trị: những cuộc thập tự chinh diễn ra trong thời kỳ mà dân số châu Âu phát triển mạnh mẽ và các học giả cho rằng trên khía cạnh này nó có động cơ tương tự như cuộc tấn công của người Đức vào phương Đông cũng như cuộc xâm chiếm của người Tây Ban Nha[cần dẫn nguồn]. Những cuộc thập tự chinh nhằm mục đích chiếm giữ những vùng đất mới để mở rộng sự bành trướng của phương Tây với các quốc gia Địa Trung Hải. Tuy nhiên thập tự chinh khác với những cuộc tấn công, xâm chiếm của người Đức và người Tây Ban Nha ở chỗ nó chủ yếu dành cho tầng lớp hiệp sĩnông dân du cư ở Palestine.
  • Xã hội: tầng lớp hiệp sĩ đặc biệt nhạy cảm với sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số châu Âu trong giai đoạn này. Họ được đào tạo, huấn luyện để tiến hành chiến tranh và trong bối cảnh dân số phát triển mạnh mẽ, những cuộc xung đột để giành đất đai đã xảy ra. Giáo hoàng Urban II đã nói với các hiệp sĩ của nước Pháp như sau: "Đất đai mà các bạn cư ngụ thì quá hẹp đối với một dân số lớn; nó cũng không thừa của cải; và nó khó lòng cung cấp đủ thực phẩm cho những người trồng trọt trên nó. Đây là lý do vì sao các bạn phải tàn sát và tàn phá lẫn nhau."[7] Như vậy, họ được khuyến khích đi viễn chinh để giành đất và trên góc độ nào đó các cuộc thập tự chinh là phương tiện bạo lực nhằm rút bạo lực ra khỏi đời sống thời Trung Cổ.[8] cũng như đem lại lợi ích kép như lời Thánh Bernard thành Clairvaux đã nói: "Sự ra đi của họ làm cho dân chúng hạnh phúc, và sự đến của họ làm phấn khởi những người đang thúc giục họ giúp đỡ. Họ giúp cả hai nhóm, không những bảo vệ nhóm này mà còn không áp bức nhóm kia.".[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thập_tự_chinh http://www.amazon.com/Crusades-Terry-Jones/dp/B000... http://www.bartleby.com/67/507.html http://www.crusades-encyclopedia.com/index.html http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id... http://crusades.boisestate.edu/ http://www.fordham.edu/halsall/source/1228frederic... http://www.umich.edu/~eng415/timeline/detailedtime... http://digital.library.wisc.edu/1711.dl/History.Hi... http://www.staff.u-szeged.hu/~capitul/sscle/ http://www.the-orb.net/encyclop/religion/crusades/...